Hậu trường Giang_hồ_Chợ_Mới

Thực ra thì chợ cũ chợ mới gì cũng chỉ là một khu chợ. Sự mâu thuẫn giữa hai bên cũng giống như hai công ty cạnh tranh nhau, nhưng tôi dùng hình ảnh một khu liên doanh, khu chợ nhằm đơn giản hóa hình ảnh để nó gần gũi với khán giả. Sao cho cả một anh xe ôm, một chị bán hàng cũng có thể hiểu và xem được phim. Không có phe tốt phe xấu nào ở đây cả. Một khu chợ có người này thì cũng có người kia, có những người thủ đoạn thì sẽ có những người quang minh chính đại. Đôi khi Chợ Mới cũng vài lần lợi dụng phá hoại Chợ Cũ và sau đó bị trả thù. Kiểu kiểu vậy !
— Đạo diễn Tô Gia Tuấn, đáp phỏng vấn Kênh 14, 04 tháng 04 năm 2019

Kĩ thuật

Sản xuất
  • Chủ nhiệm: Bo Mập
  • Trợ lí đạo diễn: Phước Tính
  • Nhiếp ảnh: Tùng Táo Tợn, Hậu Terror, Tuấn Hà, DJ Ewainz, Thuấn Lê, Boy Nguyễn, Tâm Võ, Tuấn Nhóc, Út Anh Em, Thomas Thưởng, Beck, Tuấn Nhóc, Rae
  • Thiết kế mĩ thuật: Hải Nhí
  • Phục trang: Phương Biện
  • Trang điểm: Nam Thư, Hứa Mẫn, Pussac, Quốc Tuấn, Kha Linh, Quoắn Nguyễn
  • Kĩ xảo: Sĩ Đồng
  • DOP: Đạt JP
  • Chiếu sáng: DNA - Gà Tre
  • Thâu âm: Đào Công Tâm
  • Âm nhạc: Nguyên Chấn Phong, Tô Gia Tuấn
Ca khúc

Ảnh hưởng

Các tuyến phim được kiến tạo dựa trên sức ảnh hưởng của loạt phim Bố giàNgười trong giang hồ rất quen thuộc với thế hệ 7-8X. Hơn nữa, loạt phim này cũng nhằm vào đối tượng khán giả đó - những người có thời gian dài tiếp xúc điện ảnh Hồng Kông, nhất là mảng phim võ hiệp và xã hội đen.

Tuy vậy, việc tiến hành sản xuất phim này lại được gợi ý trực tiếp từ loạt phim Người phán xửMê cung. Trước đó, dòng phim tội phạm và xã hội đen tại Việt Nam thường được chế tác rất dè dặt, không dám gợi cảm giác thô bạo vì vấn đề kiểm duyệt văn nghệ. Nhưng ở thời điểm phim bấm máy, chế độ kiểm duyệt khắt khe đã được lược bỏ. Những cảnh bạo lực và khiêu dâm được chấp nhận phô diễn nhưng không được phép quá lộ liễu, đồng thời, bộ phim cũng cân nhắc việc đưa nhân vật thiếu nhi vào một số phân đoạn để làm mềm mại hóa tuyến truyện[5].

Tuổi thơ tôi không được êm đềm như nhiều người khác, tôi có khá nhiều cột mốc lịch sử đáng nhớ. Những gì các bạn xem trong Giang Hồ Chợ Mới đó là 30% trải nghiệm của tôi đó. Rồi trong Thập Tứ Cô Nương, khi các bạn thấy hình ảnh những cô gái chợ tình đứng dưới gầm cầu... thì đó là tuổi thơ, những hình ảnh mà tôi từng phải chứng kiến mỗi ngày. Bây giờ thì các bạn trẻ không còn thấy những hình ảnh đó nữa. Hồi đó tôi ở một khu vực có khá nhiều tệ nạn xã hội. Chuyện đứa nhỏ như tôi gặp mấy cô gái đứng đường là bình thường.
Những câu chuyện xuất hiện trong phim đều là những gì tôi và những người anh em từng thấy, trải qua trong cuộc sống. Trong các tác phẩm mà mọi người đang được xem, đó là những hiểu biết, trải nghiệm của tôi bổ sung thêm vào chất liệu câu chuyện để phim có tính chân thật và có ý nghĩa hơn đó !
— Đạo diễn Tô Gia Tuấn, đáp phỏng vấn Kênh 14, 04 tháng 04 năm 2019

Cũng như trường hợp Người phán xử, Giang hồ Chợ Mới cho phép nhân vật được thoại những câu tục tĩu và hiếu chiến, nhưng chỉ ở mức độ vừa phải để khỏi bị tẩy chay khỏi YouTube. Nhưng một thời gian ngắn sau khi phim nhận được nút vàng YouTube, không gian Internet tại Việt Nam rộ lên trào lưu quay cảnh bạo lực hoặc làm trò lố (troll) ăn theo thành công của Giang hồ Chợ Mới. Nhiều nhóm du đãng thậm chí lập hẳn kênh video riêng để đóng cảnh xã hội đen thanh toán lẫn nhau, khiến báo giới và quốc hội đề xuất lập chế tài xử phạt nặng hơn[6].

Sự kiện trên khiến dàn tài tử trọng tâm Giang hồ Chợ Mới đắn đo việc đình chỉ vô thời hạn sự phát triển tiếp tuyến truyện phim[7]. Tỉ dụ: Diễn viên Quách Ngọc Tuyên quyết định tập trung vào loạt phim Thằng khờ, còn diễn viên Nam Thư thực hiện dòng phim ngắn ngôn tình... Tới năm 2020, sau 3 năm từ lần phát hành sơ khởi, ông Tô Gia Tuấn phát triển tiếp bản chính Giang hồ Chợ Mới, lấy bộ ba Cà Tưng[8] làm trọng tâm, đồng thời các cảnh bạo lực được tiết giảm cho đỡ căng thẳng hơn và không gây thêm trào lưu ăn theo cực đoan trên mạng[9], chỉ dồn câu truyện vào hội thoại để kích thích tố chất diễn viên.

Cũng tới thời điểm 2020, đây được xác nhận thuộc về số ít phim phát hành không gian Internet có dàn tài tử đông đảo nhất hoàn cầu, mà đa số lại là tài tử chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm diễn xuất từ lâu. Phim cũng góp phần lớn quảng bá tên tuổi các diễn viên Quách Ngọc Tuyên, Hứa Minh Đạt, Hoàng Mèo, Hữu Tín, Hồng Thanh trước thời điểm 2017 hầu như không nổi bật trên truyền thông.

Nhận xét

  • Miền Nam nghệ sĩ thích làm giang hồ, miền Bắc giang hồ muốn làm nghệ sĩ. Éo le thay showbiz Việt !
  • Xét công bằng, thì trên mạng xã hội, ảnh hưởng của nghệ giới vẫn là lớn nhất, vì họ có kĩ thuật biểu diễn trong khi những người nghiệp dư chỉ biết bám theo thị hiếu để câu view, câu like. Phải thú thực, em là một trong những người bám rất sát loạt phim "vũ-trụ du-đãng" của anh Tuấn với sự say mê vô cùng (dám nói là từ sau "Bụi đời Chợ Lớn" chưa loạt phim VN nào khiến tụi em thích thú vậy). Nhưng nói đi cũng phải nói lại, em có thiển ý là, sắp tới hãng A Tô nên lấy sự kiện này làm bài học: Đó là kiềm chế lối ứng xử của các nhân vật trong phim, thay vì coi việc dụng ngôn tục (dù đã gia giảm, cài miếng hài) làm phương tiện giải khuây cho đám đông, thì hãy gia thêm những tình tiết đậm tính giáo dục, vì suy cho cùng, điện ảnh là con dao hai lưỡi - Mặt phải, nó có thể đào tạo vài thế hệ biết hành xử tử tế chỉ bằng một cuốn phim; mặt trái, nó nhuộm đen người thiếu ý thức (tức là trẻ tuổi đời và non tuổi học, chứ người từng trải thì coi phim nào cũng như phim nào, họ học từ trường đời chứ không qua phim ảnh). Và em nghĩ, sự kiện này có thể lấy làm dấu chấm hết cho trào lưu "giang hồ mạng", nhưng nên mở ra loạt đề tài mới cho điện ảnh: Đó là kiến tạo một xã hội bớt chuộng sự hào nhoáng, khoe sắc thay vì thể hiện nhân cách. Đành rằng 2-3 năm nay, nhà nước đã rất chịu khó nới lỏng kiểm duyệt văn hóa phẩm - nhất là ca nhạc và điện ảnh. Nhưng việc đó là để nghệ sĩ có thêm cơ hội thể hiện những điều đã học hỏi từ những quốc gia có ngành giải trí phát triển nhằm làm giàu tài nguyên văn hóa Việt, chứ không phải làm vài video câu view câu like kiếm thu nhập. Trước đây, có những thời kì nghệ sĩ bị coi khinh vì đói rách, thiếu thốn trăm bề, vậy nhưng nghệ thuật Việt Nam vẫn cho ra những sản phẩm xuất chúng. Cho nên, nghệ giới Việt qua sự kiện này nên suy nghĩ về sự "tự kiểm duyệt" để làm sao không biến mình thành ngòi nổ cho những trào lưu tệ hại. Riêng với trường hợp trào lưu "giang hồ mạng" kiểu Khá Bảnh, Phú Lê... em dám nói là nghệ sĩ chính là tác nhân quan trọng nhất. Dù sau cmt này anh chị nghệ sĩ có truy sát, bao vây em, nhưng em vẫn bảo lưu quan điểm: Nghệ sĩ cũng có lỗi trong sự kiện đó, và chính họ phải tự giải quyết nguồn cơn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giang_hồ_Chợ_Mới https://www.youtube.com/channel/UC9xkUn2b9KbXWV_x6... https://www.youtube.com/watch?v=6sm0hOi1sGg https://kenh14/gap-cha-de-vu-tru-giang-ho-chi-muoi... https://vnexpress.net/nghe-si-ru-nhau-di-hoi-toi-g... https://baodatviet.vn/van-hoa/phim/phim-moi-trong-... https://voh.com.vn/phim/bi-long-dai-ca-tha-xich-tr... https://nhacpro.vn/tin-tuc/giang-ho-cho-moi-chan-d... https://nongnghiep.vn/loan-phim-giang-ho-tren-mang... https://saostar.vn/dien-anh/thap-tu-co-nuong-co-an... https://thanhnien.vn/van-hoa/con-trai-duy-phuong-t...